Quỹ ASEAN và Huawei vừa ký kết Biên bản ghi nhớ về nỗ lực chung cùng rút ngắn khoảng cách năng lực kỹ thuật số tại sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Châu Á Thái Bình Dương - Hội nghị Tài năng Kỹ thuật số 2021.
“Hội nghị Tài năng Kỹ thuật số với mục đích thảo luận và giải quyết nhu cầu của các tài năng ICT trẻ ASEAN, rất phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch toàn cầu khiến chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào nền tảng kỹ thuật số. Sự kiện này phù hợp với mục tiêu của Chiến lược tổng thể Kỹ thuật số ASEAN 2025 trong việc nâng cao năng lực người dân khi tham gia kinh tế xã hội kỹ thuật số", trích phát biểu của Phó Tổng Thư ký ASEAN của Cộng đồng An ninh Chính trị - ngài Robert Matheus Michael Tene.
Giám đốc Điều hành Huawei Vietnam, ông Wei Zhenhua đã chia sẻ: “Hội nghị Tài năng Kỹ thuật số hỗ trợ một hệ sinh thái năng lực kỹ thuật số bền vững tại Việt Nam. Sáng kiến ngày hôm nay phù hợp với cam kết của ASEAN và chính phủ Việt Nam trong việc tích hợp tri thức kỹ thuật số của Kế hoạch Hành động ASEAN về Giáo dục năm 2021-2025, nhằm dẫn dắt quốc gia trong việc thực hiện bước nhảy vọt kỹ thuật số. Hội nghị là một ví dụ điển hình cho việc thực thi hiệu quả việc hợp tác xuyên quốc gia, xuyên chính phủ, cũng như các ngành công nghiệp quy mô toàn cầu, điển hình như Huawei, đây là điều rất cần thiết để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp 4.0”.
“Nuôi dưỡng hệ sinh thái nhân tài ICT sáng tạo là nền tảng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Tận dụng những đổi mới được chia sẻ với những kết quả mà đôi bên cùng có lợi, có thể khai thác sức mạnh của ICT để đưa chúng ta vào một tương lai kỹ thuật số. Cùng với các đối tác, Huawei sẽ đầu tư 50 triệu USD trong 5 năm tới để phát triển 500.000 nhân tài kỹ thuật số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, Chủ tịch Huawei Châu Á Thái Bình Dương, ông Jeffery Liu tuyên bố.
Cam kết thu hẹp khoảng cách giữa các nhân tài kỹ thuật số ở Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở ASEAN, đã được củng cố hơn nữa với Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy. Thỏa thuận nêu bật sự sẵn sàng của cả hai bên trong việc triển khai chương trình Hạt giống cho tương lai ASEAN, đây là phiên bản mở rộng của chương trình ”Hạt giống cho tương lai”, sáng kiến hàng đầu của Huawei đã cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng kỹ thuật số đẳng cấp thế giới cho thế hệ trẻ từ năm 2008 .
Thông qua chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN, Quỹ ASEAN và Học viện Huawei ASEAN Academy nỗ lực xây dựng năng lực kỹ thuật số của thế hệ trẻ ở 10 quốc gia thành viên ASEAN để họ có thể phát triển trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số. Chương trình Hạt giống cho Tương lai ASEAN dự kiến ra mắt vào đầu năm 2022, mời gọi các bạn trẻ từ 15 - 30 tuổi ở ASEAN tham gia vào hành trình đào tạo và nâng cao năng lực về kỹ năng lãnh đạo và kỹ thuật số.
Chia sẻ với ICTnews về kinh nghiệm giải bài toán có nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nhà mạng Việt Nam khi chuyển từ nhà mạng viễn thông truyền thống sang trở thành nhà cung cấp dịch vụ số, ông Chen Mingjie, Phó Chủ tịch Huawei Châu Á Thái Bình Dương cho biết, trong chương trình học viện STEM của Huawei đào tạo kỹ năng CNTT cho nhân viên viễn thông cũng có những nội dung này.
“Chúng ta phải được đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên thường xuyên để họ có thể cập nhật với sự phát triển công nghệ. Học viện STEM của Huawei cũng bắt đầu từ nhu cầu như thế trong ngành, và đó chính là những lĩnh vực mà chúng tôi rất mạnh. Dựa trên những kinh nghiệm toàn cầu, kết hợp với sự hiểu biết thị trường trong nước, chúng tôi điều chỉnh và đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp với kỹ năng của nhân viên. Chúng tôi kết hợp với nhà mạng đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp nhằm chuyển đổi kỹ năng của nhân viên. Thứ hai với sự phát triển của công nghệ ICT mới, các nhà mạng viễn thông truyền thống sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn, phát triển trở thành nhà mạnh toàn cầu, cung cấp dịch vụ mới. Đây là xu thế lớn, từ nhà mạng viễn thông thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hoặc ICT trong tương lai, đòi hỏi tài năng CNTT rất lớn. Về phương diện đó, chúng tôi có thể hỗ trợ nhà mạng viễn thông”, ông Chen Mingjie nói.
Nguyễn Thái
Ngày 3/11/2021, tại Paris, Tập đoàn VNPT và Thales đã ký kết Biên bản ghi nhớ chiến lược (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam.
" alt=""/>Quỹ ASEAN và Huawei sẽ sẽ xây dựng năng lực kỹ thuật số của thế hệ trẻ của ASEANBà Nguyễn Thái Hải Vân, CEO Grab Việt Nam, đánh giá trong hai năm Việt Nam hứng chịu Covid-19, công nghệ góp phần lớn duy trì cuộc sống hàng ngày của người dân. Nhờ sự tiện lợi của việc giao hàng hoá, thức ăn, thương mại điện tử mà người dân trong thời gian ở nhà tránh dịch vẫn có thức ăn ngon, có hàng hoá để mua sắm và trao đổi.
Các nền tảng gọi xe, ứng dụng thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có công việc kinh doanh trong dịch, không bị gián đoạn, hạn chế tình trạng phải đóng cửa.
Song song đó, chính phủ Việt Nam rất chú trọng và ưu tiên chuyển đổi số trên mọi ngành nghề, nền kinh tế số tiếp tục là động lực để phát triển kinh tế nói chung.
Sự kết hợp giữa công nghệ và chính sách như trên tạo cơ hội lớn để các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể chuyển đổi số, đồng thời trở thành một thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Trong sự kiện này, công ty nghiên cứu Bain & Company kết hợp với Viện TFGI công bố báo cáo về kinh tế nền tảng tại khu vực Đông Nam Á, tập trung vào thị trường Việt Nam.
Về tổng quan, báo cáo nhận định Việt Nam thích ứng tốt với kinh tế số, tuy nhiên vẫn còn những khu vực chưa được khai thác hết, còn dư địa phát triển.
Bain & Company nhận định những nền tảng O2O (offline to online) như Grab, Gojek, AirBnB, Traveloka, Shopee,... đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số nói chung, giúp cuộc sống người dân tiện nghi hơn.
Tại Việt Nam, 8/10 người khẳng định thường xuyên sử dụng các nền tảng hơn so với 1-2 năm trước. 77% cho rằng các nền tảng có tác động tích cực vào chất lượng cuộc sống thường ngày.
Hầu hết người tham gia khảo sát (từ 70-90%) đồng ý rằng các dịch vụ gọi đồ ăn, thương mại điện tử, gọi xe, thanh toán số giúp cuộc sống thoải mái hơn, nhất là trong giai đoạn Covid-19.
Báo cáo cũng đưa ra Chỉ số tiến bộ kinh tế mới trên toàn khu vực, nhằm giúp các nhà hoạch địch chính sách có cái nhìn tổng quan về kinh tế nền tảng.
Có 4 yếu tố được đưa vào để tính toán chỉ số, bao gồm: hạ tầng số, hạ tầng vật lý, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia số hoá, tỷ lệ người dân tham gia trên nền tảng số.
Tổng hợp 4 yếu tố trên, báo cáo đánh giá chỉ số tổng quan của Việt Nam đạt 41%. Trong đó, điểm cao nhất thuộc về những tiến bộ về hạ tầng số (51%), do có 57% dân số là thuê bao Internet di động, 77% trong số này sử dụng ví điện tử.
Dù vậy, báo cáo nhận định hạ tầng vật lý cần được cải thiện. Hiện nay chỉ 18% dân số khu vực thành thị được hưởng việc giao hàng trong ngày. Do đó, còn một bộ phận rất lớn đang cần được phục vụ tính năng giao hàng nhanh.
Thêm vào đó, quy mô ngành thức ăn và bán lẻ trực tuyến mới chiếm 4% trên tổng thị trường ẩm thực và bán lẻ, do đó còn dư địa rất lớn để khai thác.
Cũng trong hội thảo này, tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội Khoá XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế nền tảng nói riêng và kinh tế số nói chung rất lớn. Điều này là do nhận thức về chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 được quán triệt rõ ràng trong chính sách của nhà nước và Chính phủ. Song song đó, người dân và doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số nhờ các thông điệp được truyền tải thường xuyên trên báo chí, truyền thông.
Tuy vậy, tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nhận định khung hành lang pháp lý không chỉ tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới chưa bắt kịp với sự thay đổi, tạo rào cản cho nền kinh tế số và kinh tế nền tảng. Do đó, để người dân, doanh nghiệp, Chính phủ được hưởng lợi từ các hình thức kinh tế mới này cần có sự đối thoại giữa các bên để thấu hiểu và tìm giải pháp.
Hải Đăng
Trong lúc du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, thương mại điện tử bứt lên để trở thành động lực cho nền kinh tế số tại Việt Nam trong năm nay.
" alt=""/>Dư địa phát triển kinh tế số tại Việt Nam còn rất lớnDự án “ma” giăng bẫy khắp nơi
Thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM xuất hiện hàng loạt dự án “ma” tại các quận vùng ven. Theo phân tích của các chuyên gia, chiêu trò của những đối tượng này là vô cùng tinh vi, chỉ cần khách hàng mất cảnh giác là có thể bị lừa vào “tròng” một cách gọn lẹ, đến khi tỉnh ra thì đã quá muộn.
Để bắt đầu một dự án “ma”, việc đầu tiên các đối tượng thực hiện là đi xem xét thực tế, tìm kiếm những khu đất rộng tại các phường ở các quận vùng ven như quận 9, quận 12, quận Bình Tân, Tân Phú…. Sau đó khoanh vùng khu đất rồi bắt đầu vẽ dự án trên mạng internet và tiến hành “giăng bẫy” các con mồi.
Các đối tượng tạo lập nhiều website mua bán bất động sản để đăng lời quảng cáo hoa mỹ, cùng nhiều chiêu hứa hẹn như tặng vàng, tặng những chuyến du lịch xa hoa chỉ sau một bước đặt cọc. Tiếp đó, các đối tượng làm hợp đồng mua bán giả, giấy tờ đặt cọc rồi mua thêm sim số giả để trao đổi với khách hàng nhẹ dạ cả tin.
Chị Linh Hương, một trong khách hàng từng mua đất tại những dự án “ma” kể, hiện cả gia đình chị đang vô cùng khổ sở bởi bao nhiêu vốn liếng, tiền bạc đã mất sạch do đầu tư vào những khu đất không có thật.
“Đúng là sai một ly, đi một dặm, tôi cứ nghĩ công ty người ta có uy tín thì đặt tiền mua nhưng đâu có ngờ đi đến nước này. Gia đình tôi lần đầu kinh doanh bất động sản nhưng xui xẻo quá. Cháu trai tôi mua bán đất đai nhiều rồi vẫn lời, đâu có sao”, chị Hương than thở.
“Những con cừu lạc đường”
Theo các chuyên gia, những người bị lừa là những “con cừu non lạc đường”.
Họ mua lần đầu bằng toàn bộ tiền dành dụm được mà không hề quan tâm đến pháp lý. Thậm chí, có người mua vì thấy một người bạn đã mua trước đó và thu lãi to. Họ hồn nhiên đến mức thay vì đòi xem chứng từ là hồ sơ pháp lý thì lại tin “có ông A, bà B nổi tiếng đã mua rồi, yên tâm đi” và nghe theo.
Người kinh doanh BĐS sành sỏi thường thường nhờ một môi giới quen biết đi tìm đất và mua trực tiếp với chủ đất để có giá tốt nhất, pháp lý đảm bảo nhất.
Về nguyên tắc, khi muốn mua khu đất nào thì nhà đầu tư phải rà soát khu đó để tìm hiểu, hỏi những người dân xung quanh và chính quyền khu vực đó chứ không phải thông qua các trang web rao bán trên mạng.
Trong khi những khách hàng “non nớt” thì lại ngồi nhà lướt web, điện thoại hỏi thăm, điều này chẳng khác gì đánh đánh cược với chính tài sản của mình.
Trong vai một khách hàng, PV liên hệ với một website rao bán đất ảo trên mạng và khá bất ngờ bởi cách thức chào mời hết sức hấp dẫn của các đối tượng này. Mặc dù các tin rao bán vừa đăng chưa lâu nhưng khi có người gọi hỏi thì các cò mồi nhanh nhảu giới thiệu qua miếng khác để dò hỏi tài chính.
“Ôi miếng đó em vừa hết mất rồi chị ạ. Đất ở đây đang sốt lắm, giờ chị có khoảng bao nhiêu em giới thiệu miếng khác cho ngon lành hơn, đảm sau 5 tháng lãi về 200-300 triệu”, nhân viên này hồ hởi.
Bắt đầu từ đây, các đối tượng nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng và lên kế hoạch “giăng bẫy”. Những khách hàng mới đi mua bán lần đầu sẽ nhận được cuộc hẹn gặp chóng vánh rồi bị dẫn dụ một cách bài bản, bị tung hỏa mù đến mụ mẫm.
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM- từng gặp nhiều trường hợp người mua đất bị lừa, khuyến cáo, để tránh mất tiền vào những dự án BĐS ảo, các nhà đầu tư có kinh nghiệm chia sẻ, khi xem xét mua đất nền dự án, cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá khu vực, nếu giá rẻ hơn cần cảnh giác.
Ngoài kiểm tra pháp lý dự án, người mua cũng nên đến xem đất trực tiếp, sau khi xác định vị trí lô đất thì đến cơ quan hành chính địa phương xem bản đồ quy hoạch có khớp với thông tin dự án như quảng cáo hay không.
Về mặt pháp lý, mọi dự án đều phải có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài vấn đề pháp lý, cần xem xét đến việc dự án đã đủ điều kiện mở bán hay chưa. Chẳng hạn, để được mở bán, dự án đất nền phải làm xong hạ tầng, dự án chung cư phải làm xong cốt 0.0. Khi đó, hợp đồng đầu tư mới có giá trị.
Khánh Hòa
UBND phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM) mới kiểm tra và phát hiện một trường hợp lập dự án "ma" và làm giả số đỏ trên địa bàn. Khu đất thuộc quy hoạch công viên được chia 60 lô.
" alt=""/>Những “con cừu lạc đường” vì quảng cáo đất giá rẻ làm cho mụ mẫm